Chuồng trại nuôi giun quế
Chuồng nuôi giun phải có mái che mưa che nắng. Nền chuồng bằng xi măng hoặc bằng nền đất nện chặt nuôi giun ở những chỗ đất cao để tránh bị ngập khi có mưa.
Nền chuồng cao hơn nền ngoài chuồng, bà con đã có sẵn chuồng bò, lợn, gà cũ thì có thể tận dụng,… hoặc có thể nuôi trong các ang, chậu, thùng xốp nhưng đảm bảo thoát nước.
Giun quế rất thích chuồng kín tối và thoáng mát có điều kiện chúng sẽ phát triển rất nhanh.
Chuẩn bị dụng cụ nuôi giun
Chĩa 6 răng (cào): đây là dụng dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc giun. Không dùng các dụng cụ khác có thể làm giun chết.
Tấm che phủ: thường là bằng bao tải loại không tráng nilong, đay hoặc chiếu cói là tốt nhất (đảm bảo độ tối và thông thoáng), đặc điểm của giun là ăn và bắt đôi sinh sản thường ở trên bề mặt luống giun, nhưng phải ẩm và tối. Do đó người ta phải dùng tấm che phủ, vừa tạo bóng tối để giun liên tục ở trên mặt luống ăn thức ăn và sinh sản tăng năng suất luống giun.
Thùng tưới sử dụng các loại thùng có vòi hoa sen như doa tưới rau nếu không có thùng thì cho thể vẩy nước bằng rổ.
Gáo múc thức ăn có thể sử dụng ca múc nước bằng nhựa có cán loại 1 – 2 lít hoặc mũ bảo hộ lao động bằng nhựa buộc them cán bằng tre trúc , dài khoảng 1 – 1,5m
Thùng ủ phân: dùng thùng sơn 40 lít trở lên hoặc dụng cụ có thể chứa phân hoặc có thể xây hố ủ phân. Thùng ủ phân và hố ủ nên đặt gần luống giun nên đặt gần luốn giun để tiên việc cho giun ăn.
Chất nền trước khi thả giun quế giống
Chất nền là nơi cư trú ban đầu của giun, khi bắt đầu nuôi giun hoặc sau mỗi lần thu hoạch giun và phân giun chuẩn bị cho đợt nuôi tiết theo, bà con phải dải chất nền vào luống giun . Chất nền tốt nhất là phân bò hoặc phân trâu cũ. Bà con dải 1 lớp dầy khoảng từ 3 đến 5 cm xuống đáy nền chuồng để chuẩn bị nuôi giun.
Cách thả giống giun quế
– Dải đều lớp sinh khối (giun có cả kén giun, giun, môi trường sống của giun, phân giun tầng gần mặt luống) dày khoảng 8 – 10 cm, sau đó bà con dùng chiếu cói cũ hoặc bao tải đậy lên mặt luống, sau 1 ngày bà con mở ra và cho giun ăn bằng phân bò hòa với nước lã dạng hơi lỏng, múc thành từng ô nhỏ thành từng hàng (không dải kín khắp bề mặt để tạo độ thông thoáng cho luống). Lưu ý: nước sử dụng là nước sạch không bị ô nhiễm.
Cách cho giun quế ăn
– Chuẩn bị thức ăn: bà con cho phân vào thùng hoặc hố ủ phân trước ít nhất 1 ngày sau đó cho nước vào ngâm ở dạng đặc sột sệt (khuyến khích càng lâu càng tốt).
– Cho ăn bà con lấy phân bò đã ủ cho giun ăn, khi cho ăn cần lưu ý không dàn đều thức ăn khắp mặt luống mà bà con giải từng ô nhỏ từ 3 đến 5 cm để giun bò đến ăn và có chỗ để giun thở. Sau khi cho ăn xong bà con đậy lại như lúc trước khi cho ăn để giun bò lên mặt luống để ăn do giun sợ ánh sáng.
Cách chăm sóc giun
– Sau 1 đến 2 ngày bà con thường xuyên kiểm tra, nếu thấy thức ăn đã xốp, nghĩa là giun đã ăn hết, tiếp tục cho ăn như lần đầu một cách thường xuyên không được để giun quá đói, chúng sẽ chết hoặc bỏ đi.
– Lưu ý : bà con thường xuyên kiểm tra độ ẩm, không để cho luống giun quá ẩm, quá khô, kiểm tra phân giun ở đáy chuồng có hiện tượng thối và chua hay không. Nếu có phải tiến hành thu hết phân cũ và nuôi lại bình thường .
– Phải có các biện pháp phòng tránh các thiên địch của giun đó là cóc, dế, gà, chuột, …… tránh để các thiên địch này tấn công luống giun sẽ gây thiệt hại cho bà con chăn nuôi.
Hướng dẫn quy trình thu hoạch giun quế
– Sau 30 ngày có thể nhân đôi diện tích luống giun bằng cách bốc san luống cũ sang diện tích kế tiếp rồi cho giun ăn như lần thả ban đầu và chăm sóc như đã nói ở trên.
– Còn nếu cho vật nuôi ăn thì gạt lớp trên cùng là trứng và kén giun bốc lớp tiếp theo ra khoảng 8cm ra chậu hoặc nền gạch chờ khoảng 7 đến 10 phút giun chui xuống dưới đáy, sau đó bà con gạt lớp bồi cho đến khi lượng giun theo yêu cầu sử dụng.
– Sau 2 – 3 tháng cần tiến hành thu phân giun bằng các gạt lớp trên cùng và lớp giữa tầm 15cm , bốc toàn bộ phân giun ra diện tích khác, số phân giun này có rất nhiều trứng và kén giun, do vậy giải 1 lớp phân bò loãng trên bề mặt để nhử giun 3 – 4 ngày thu 1 đợt trong thời gian 21 ngày, số phân giun còn lại nếu thấy còn giun bà con bốc ra nền gạch hoặc bạt vun thành đống nhỏ (bốc ra ngoài trời có nhiều ánh sáng nhưng không nên để nơi nắng to kẻo giun chết) chờ khoảng 7 – 10 phút giun chui xuống gạt đến hết luống sẽ thu được giun và phân giun.
Lưu ý trong quá trình nuôi giun quế
– Bà con không dùng nước vôi hoặc nước chứa xà phòng để hòa phân nếu không giun sẽ chết hoặc bỏ đi.
– Không trộn thức ăn giun với các loại lá cây, rau thơm vỏ cảm vỏ quýt, các loại lá bạc hà hoặc những chất gây cay sẽ làm giun chết hoặc bỏ đi.
– Động vật gây hại chủ yếu cho giun là cóc, ếch nhái khi kiểm tra nếu thấy phải giết, hoặc đuổi chúng đi xa khổi chỗ nuôi giun, nếu thấy có kiến tức là giun chết bà con có thể nhỏ dầu hỏa quanh luống giun để kiến không bò vào giết chết giun còn sống, hoặc xây rãnh nước xung quanh trường.
– Kiểm tra độ ẩm luống giun: lấy 1 ít phân trên luống nhanh tay nắm chặt lại nếu bà con thấy có nước rỉ ra ở kẽ tay, là độ ẩm vừa đủ, nếu không có là luống giun bị khô, sau khi cho ăn bà con đậy lại dùng ô doa tưới đều khắp bề mặt luống. nếu nước ở tay chảy ra nhiều, tức là luống có độ ẩm quá cao, thì bà con nên giảm bớt lượng nước ủ trong hổ ủ phân.
– Sau 1 tuần, bà con dùng tay hoặc dĩa 6 răng để xới lớp bề mặt chứa giun lên, để tránh ngộ độc khí cho giun.
– Không cho giun ăn phân có lẫn nước tiểu (vì vậy phân bò tươi cần được ủ để làm pha loãng và giảm nước tiểu trong phân).
– Thức ăn phù hợp tốt nhất cho giun là phân trâu, phân bò tươi sau khi đã ủ tại hố ủ 1 ngày trở lên. Đối với phân lợn, phân gà … phải có thời gian ủ dài từ 15 – 21 ngày.
Cách sử dụng giun và phân giun như thế nào?
a. Giun quế dùng để làm thức ăn cho vật nuôi:
– Khai thác giun tinh (giun tinh là giun không chưa kén giun và phân giun) có thể phối trộn trực tiếp trong khẩu phần ăn của động vật , hoặc thả vào chậu cám ngô hoặc cám gạo sau đó phới khô cất cho động vật ăn dần.
– Khối lượng cho ăn: Đối với gà vịt ngan cho ăn sống khoảng 10 con giun/con /ngày. Đối với lợn: 1 con lợn ăn 100g giun/ngày, có thể cho ăn bằng cách nấu chín hoặc muối hoặc sấy khô. Khi muốn dùng 700g giun ướp với 300g muối sau 21 ngày trộn cám đã ủ men cho ăn.
b. Làm thức ăn cho người từ giun quế:
– Thả giun tinh vào chậu nước dửa nhiều lần cho sạch sau đó ngâm trong nước chảy khoảng 2 đến 3 giờ khi thấy thân cho giun trong suốt thì đem chế biến món ăn cho người.
– Chế biến món chả giun:
Nguyên liệu:
Đỗ xanh bỏ vỏ 200g
Giun đã làm sạch 20g
Cách tiến hành:
Đỗ xanh đem giã nhừ trộn đều với giun đã được băm nhỏ sau đó vo thành viên nhỏ vừa miệng ăn . Dầu ăn đun nóng già rồi thả viên vừa vo vào chảo chín thì vớt ra . Có thể ăn kèm với các loại rau thơm tùy thích mỗi người. Lưu ý: chộn tỉ lệ 1 giun: 4 đỗ.
c. Tách dụng của phân giun:
– Cải tạo đất bạc mầu: Tăng tỉ lệ nảy mầm kích thích cây trồng phát triển tốt giúp hoa trổ nhiểu màu sắc đẹp, hoa dữ được lâu.
– Phù hợp cho việc trồng rau sạch và bón lót cho cây ăn quả.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi giun quế
– Mật độ thả giống 25-30kg giun sinh khối/m2, 10m2 cần thức ăn 15kg/1 ngày
– Sau 2 tháng tạo ra 750kg phân giun và 160kg giun sinh khối.
Chúc bà con thành công!
--> Mọi người có thể xem thêm: Video quy trình nuôi giun quế đầy đủ từ A-Z mới nhất
Bà con có nhu cầu nuôi giun quế hoặc cần tư vấn xây dựng chuồng trại hay mua giun quế giống hãy liên hệ với chúng tôi. Điện thoại: 0989 890 490
TRẠI GIUN QUẾ BA VÌ
Email: giunquebavi@gmail.com – Website: giunquebavi.com
Cơ sở 1: xóm 6, xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0987 450 877 (anh Nam)
Cơ sở 2: thôn Cẩm Thủy (Suối Hai), xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0989 890 490 (chị Dương)