Ứng dụng giun quế nuôi cá. Trùn quế là gì và tác dụng lớn trong đầu tư nông nghiệp sạch và các vùng nông thôn.
Hầu hết ở vùng nông thôn các hộ gia đình chăn nuôi chưa tận dụng được hết các nguồn chất thải từ vật nuôi và gây ra ô nhiễm môi trường. Kết hợp nuôi giun quế vừa tận dung
Đối với các vùng quê hiện nay, nếu còn các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm hay đầu tư nông nghiệp sạch đều có các quy mô vừa và nhỏ lẻ, phần lớn tự phát để phát triển. Để tận dụng tối đa nguồn thải hữu cơ từ vật nuôi, các chất thải hữu cơ nông thôn khác thì việc kết hợp chăn nuôi vườn ao chuồng và nuôi trùn quế là một phương pháp rất hiệu quả và khoa học.
Đã có nhiều sự trợ giúp từ các thiết bị khoa học công nghệ nên các trang trại đầu tư phát triển nông nghiệp kết hợp thường ít gặp khó khăn hơn, nếu có chỉ là về giống, các kỹ thuật và đầu ra của vật nuôi. Nhưng khi nuôi trùn quế để tận dụng nguồn thải từ gia đình bạn sẽ thấy hiệu quả kinh tế được nhân lên nhiều lần.
Trùn quế hiện nay là giống vật nuôi cực kỳ hữu hiệu, khi xử lý các chất thải hữu cơ sau đó ta thu được phân trùn quế, dịch trùn quế – hai loại phân hữu cơ nhiều hàm lượng dinh dưỡng dễ hoà tan vào đất, an toàn cho đất và cây trồng nhất hiện nay. Trùn quế thịt thu hoạch được bà con có thể sử dụng để cho cá, lợn, gà, tôm, baba,… ăn hoặc phơi khô nghiền làm cám.
Với ví dụ sau bà con sẽ thấy rõ hơn tác dụng của mô hình nuôi cá lăng của anh Nguyễn Minh Tuấn ở Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Ta ngạc nhiên với hiệu quả của việc nuôi cá lăng bao nhiêu thì cũng ngỡ ngàng với việc nuôi giun quế của anh bấy nhiêu. Anh nuôi trùn quế để làm thức ăn cho cá. Anh nuôi tới cả nghìn mét vuông. Giun dày đặc trong luống nuôi chỉ dùng tay bới lên là đã thấy nhung nhúc giun…
Con trùn quế (mà bà con phía Bắc gọi là giun quế) đã được giới thiệu cách nuôi từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nó là loài giun ăn phân và chất thải hữu cơ đang phân hủy, chúng có những đặc tính rất hấp dẫn. Hàm lượng đạm của nó có thể đạt từ 69-71%. Cầm một nắm giun khác gì cầm một miếng thịt. Vứt nắm giun đó cho vật nuôi thì khác gì cho nó ăn lươn!
Có thể nói, việc nuôi giun là một cách hỗ trợ đắc lực cho việc nuôi gà, nuôi vịt, nuôi cá và nuôi nhiều loài khác. Một số gia đình nuôi ếch đã lấy giun làm thức ăn vỗ béo hiệu quả nhất cho nó trước khi bán 1 tháng. Anh Tuấn thì nuôi giun để làm thức ăn cho cá lăng đuôi đỏ của anh. Cá được ăn giun lớn rất nhanh. Thức ăn chủ yếu của giun quế là phân gia súc, gia cầm. Tốt nhất là phân của động vật ăn cỏ (như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, hươu, nai… và cả voi nữa).
Trùn quế là món ăn yêu thích của nhiều loại cá không chỉ riêng cá lăng mà cá nứơc ngọt hay nước mặn đều thích loaị thức ăn này. Nhiều ngươì chuyên đi câu còn mua trùn quế thịt để làm mồi câu đã đủ thấy năng suất hơn các loaị mồi khác.
Để bắt tay vào nuôi bà con nên bắt đầu với giống dạng sinh khối giun quế (trong đó có môi trường sống của chúng, có trùn bố mẹ, trùn con và cả kén trùn) để thích nghi nhanh nhất khi bạn mua giống về và thả ở nơi mới.
Tại Trại Giun Quế Ba Vì chúng tôi luôn có sẵn giun quế giống chất lượng tốt nhất phục vụ cho bà con, còn có phân trùn quế, dịch trùn quế để phục vụ nông nghiệp sạch trồng trọt.
Bà con có nhu cầumua giống giun quế, phân giun & các sản phẩm từ giun quế. Hãyliên hệ số điện thoại 0989 890 490 – 0987 450 877hoặc đến thăm quan trang trại theo địa chỉ dưới đây.
TRẠI GIUN QUẾ BA VÌ
Email: giunquebavi@gmail.com – Website: giunquebavi.com
Cơ sở 1: xóm 6, xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0987 450 877 (anh Nam)
Cơ sở 2: thôn Cẩm Thủy (Suối Hai), xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0989 890 490 (chị Dương)
www.giunquebavi.com– Vì một nền nông nghiệp bền vững!