Kỹ thuật nuôi trùn quế từ A-Z, quy trình nuôi trùn quế đơn giản, hiệu quả dành cho tất cả mọi người.
Bạn đang tìm hiểu nuôi trùn quế mà chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn yên tâm nhé đây chính xác là bài viết dành cho bạn. Trong bài này trại giun quế Ba Vì sẽ chia sẻ chi tiết tất tần tật về quy trình nuôi trùn quế từ xây dựng chuồng trại nuôi giun, cách chọn mua sinh khối trùn quế giống (giun quế giống), kỹ thuật cho giun quế ăn, kỹ thuật thu giun thịt, kỹ thuật thu phân giun… Việc của bạn đơn giản là hãy đọc hết bài viết và áp dụng ngay vào thực tế nhé.
Chuẩn bị chuồng nuôi trùn quế
Chuồng nuôi trùn quế rất đơn giản, bạn không cần theo tiêu chuần nào: rộng, hẹp, cao, thấp là tùy ý. Chủ yếu là dựa vào những yếu tố có sẵn tại gia đình để việc xây dưng chuồng nuôi giun quế tiết kiệm chi phí nhất. Hoặc bà con nào có sẵn chuồng trâu, bò, lợn, gà,… cũ không dùng đến thì có thể tận dụng để làm chuồnqg nuôi giun quế.
Tuy nhiên nó vẫn cần đảm bảo một số tiêu chí sau: phải có mái che nắng che mưa, phải được thiết kế xây dựng ở những khu đất cao tránh mưa ngập úng.
Mái che chuồng nuôi trùn quế
Bạn có thể dùng tấm lợp fibro xi măng, tôn, bạt, lá cọ,… Độ cao mái tối thiểu là 1m, không nên làm thấp quá sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc và thu hoạch trùn sau này.
Nên làm thêm dàn cây leo như bầu, mướp, gấc,… hoặc che lưới đen bên trên mái để giảm nắng nóng gay gắt ảnh hưởng đến năng suất nuôi trùn quế vào mùa hè.
Luống nuôi trùn quế
Nên xây bằng gạch hoặc tấm ván để ngăn thành ô nuôi. Chiều rộng khoảng 1,2-1,5m là vừa, chiều dài tùy ý theo khổ đất, chiều cao luống nuôi đẹp nhất là khoảng 30cm, không nên xây cao quá vừa lãng phí lại vướng víu trong quá trình nuôi và thu hoạch giun.
Nền chuồng nuôi trùn quế
Môi trường để con giun phát triển tốt nhất là ẩm nhưng không quá ướt. Do vậy nền của chuồng nuôi giun cần phải có khả năng tiêu nước để tránh ngập úng dư thừa nước.
Nuôi trùn quế trên nền đất, nền cát hoặc nền xi măng đều được. Mỗi loại nền sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, bạn có thể cân đối dựa theo điều kiện sẵn có. Tuy nhiên nếu chuồng nuôi trùn quế gần những gốc cây thì phải làm nền bằng xi măng để ngăn rễ cây ăn vào luống nuôi.
Nền đất, nền cát
Ưu điểm: thoát nước tốt, không lo dư thừa độ ẩm trong luống nuôi trùn. Tiết kiệm chi phí hơn nền xi măng.
Nhược điểm: Chính yếu tố thoát nước nhanh nó cũng là nhược điểm làm luống giun thường thiếu độ ẩm, cần phải tưới nước thường xuyên đặc biệt những ngày nắng nóng mùa hè. Thêm nữa việc thu hoạch phân giun sau này cũng khó khăn và lẫn nhiều tạp chất hơn đối với việc nuôi giun trên nền xi măng.
Nều chọn nuôi trùn quế trên nền đất bạn nên dải một lớp lưới trắng loại dày trên nền trước khi thả sinh khối trùn quế giống, để việc thu hoạch phân trùn quế sau này được dễ dàng hơn.
Nền xi măng
Ưu điểm: giữ độ ẩm trong luống nuôi tốt, đỡ mất công tưới nước và thu hoạch phân trùn quế dễ dàng.
Nhược điểm: Thoát nước kém nếu không chú ý dễ bị dư thừa độ ẩm đối với những bà con mới nuôi trùn.
Lưu ý làm nền chuồng nuôi giun
Các bạn tuyệt đối không lót bạt hoặc nilon dưới nền chuồng nuôi giun, vì bạt hoặc nilon nó rất bí, không có khả năng thoát nước. Dẫn đến dư thừa nước làm giun chết hoặc bỏ đi, trứng kén ung thối không nở được và công việc nuôi giun sẽ thất bại.
Lưu ý chuồng nuôi trùn quế
Đối với chuồng làm mái cao thì nên che chắn xung quanh bằng lưới đen nhằm hạn chế nắng chiếu và mưa hắt vào. Chỉ nên dùng lưới đen không nên dùng bạt để đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi trùn quế.
==> Bà con có nhu cầu mua trùn quế giống hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi trùn quế vui lòng liên hệ ĐT/Zalo 0987.450.877 – 0989.890.490 để được tư vấn chi tiết.
==> Tham khảo các mô hình chuồng nuôi giun quế tại đây
Chuẩn bị thức ăn cho trùn quế
Thức ăn của trùn quế là các loại phân đông vật như phân bò, phân trâu, phân lợn hoặc các loại phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như các loại rau củ quả hư thối bỏ đi.
Trùn quế là động vật không có răng nên thức ăn ưa thích của chúng là các loại phân đã được ngâm mền nhuyễn hoặc rác thải hữu cơ được ủ trước cho hoai mục. Chính vì vậy trước khi thả trùn quế giống bà con nên ngâm phân hoặc ủ rác trước để cho thức ăn được mềm.
Để có chỗ ngâm ủ phân thì bà con cần phải xây bể hoặc đào hố lót bạt để ngâm phân. Việc này có thể tiến hành trước hoặc trong khi xây dựng chuồng trại nuôi trùn quế, để việc ngâm ủ phân được thời gian càng dài càng tốt. Vị trí xây bể ngâm phân bạn nên đặt ở trung tâm hoặc gần nhất khu chuồng trại nuôi trùn quế, để việc cho trùn ăn sau này được thuận tiện giảm công sức hơn.
Sau khi có bể ngâm phân rồi thì bà con tập kết phân vào bể và bơm nươc vào ngâm khoảng 2-3 ngày để phân mềm là có thể cho trùn ăn được. Để việc ngâm phân được hiệu qủa hơn, giảm bớt mùi hôi thối và phân mềm nhanh hơn bạn có thể dùng thêm chế phẩm men vi sinh E.M hoặc mật rỉ đường cho trực tiếp vào ngâm cùng phân.
Tuy nhiên nếu bà con lưa chọn kỹ thuật nuôi trùn quế ăn khô trên bề mặt thì chỉ cần tập kết phân về mà không cần ngâm là có thể thả trùn giống và bắt đầu nuôi trùn quế được rồi. Dĩ nhiên đây là lựa chọn ít tốn công sưc hơn thì hiệu quả nuôi trùn nó sẽ thấp hơn.
Mua sinh khối trùn quế giống
Song song với việc chuẩn bị chuồng nuôi và thức ăn cho trùn quế cũng là lúc bạn tìm hiểu về sinh khối trùn quế giống và chọn lựa trại uy tín để đặt mua trùn quế giống. Để khi việc xây dựng chuồng nuôi xong và chuẩn bị thức ăn xong là có trùn quế giống thả luôn đỡ mất thời gian chờ đợi.
Trùn quế giống (giun quế giống hay còn gọi là sinh khối trùn quế giống) là dạng tổ hợp bao gồm trùn bố mẹ, trùn quế trưởng thành, trùn con, trứng kén và môi trường sống của trùn. Khi mua trùn quế giống về nuôi thì bạn nên mua ở dạng sinh khối như thế này.
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại trùn phổ biến mà các trang trại đang nuôi đó là trùn quế thuầnvà trùn quế lai. Trùn quế thuần và trùn quế lai được phân biệt khá dễ dàng đó là trùn quế thuần có thân hình nhỏ như ruột bút bi. Còn trùn quế lai thân hình to hơn tương đương như đầu đũa nhỏ.
==> Tìm hiểu thêm về trùn quế thuần và trùn quế lai
Làm sao để biết như thế nào là sinh khối trùn quế giống tốt?
Trùn quế giống tốt được đánh giá theo các tiêu chí: mật độ trùn trong sinh khối nhiều, độ ẩm sinh khối 60-70%, khoảng thời gian từ khi khai thác đến khi lấy giống tối thiểu là 45 ngày, chỉ lấy giống trên bề mặt luống nuôi 5-7cm.
Mua sinh khối trùn quế giống ở đâu?
Trại giun quế Ba Vì là đơn vị uy tín được nhiều bà con cả nước tin tưởng trong suốt nhiều năm qua. Để mua sinh khối trùn quế giống bạn có thể đến trực tiếp trang trại hoặc gọi ĐT/Zalo: 0987.450.877 – 0989.890.490
Phương thức vận chuyển sinh khối giun quế giống: Bạn có thể đến trại tự chở về, hoặc trại giun quế Ba Vì sẽ gửi xe về, hoặc lấy số lượng nhiều (từ 5 tạ sinh khối trở lên) trại giun quế Ba Vì sẽ vận chuyển xe tải về tận nhà và thả giống cho bà con.
Kỹ thuật thả giống trùn quế
Khi vận chuyển sinh khối trùn quế giống về bạn nên tiến hành thả giống ngay để trùn khỏe mạnh và sớm thích nghi với môi trường chuồng nuôi mới.
Thả giun giống như sau: Đổ sinh khối trực tiếp ra nền chuồng, dùng cào răng san đều, độ dày khoảng 3-4cm (tương đương 25kg sinh khối/1m2). Sau khi thả giống xong dùng lưới đen phủ kín lên trên bề mặt để tạo bóng tối và giữ độ ẩm cho trùn quế. Có thể tưới nhẹ chút nước nên bề mặt để trùn thích nghi môi trường mới nhanh hơn.
Cách cho trùn quế ăn
Việc cho trùn quế ăn cũng khá đơn giản. Hiện nay các kỹ thuật nuôi trùn quế phổ biến ở các trang trại là cho trùn ăn dạng loãng nổi trên bề mặt, hoặccho trùn ăn khô nổi trên bề mặt, hoặc cho trùn ăn chìm bên dưới.
Cách cho trùn ăn loãng nổi trên bề mặt
Sau khi thả giống xong cho ăn luôn hoặc để hôm sau mới cho ăn cũng đều được.
Dụng cụ chuẩn bị để cho trùn ăn gồm: gáo múc phân, xe chở phân (xe rùa hoặc xe thùng), cào răng hoặc xẻng.
Tiến hành cho trùn quế ăn:
Dùng gáo múc phân đã ngâm trong bể và dải trên bề mặt luống nuôi. Cho ăn theo mô hoặc theo hàng trên bề mặt. Mỗi mô phân hoặc hàng cách nhau tầm 20cm. Không được cho ăn kín hết bề mặt. Mục đích để lựa khoảng trống là để cho không khí lưu thông làm thông thoáng môi trường sống của giun. Nếu cho ăn kín bề mặt, làm môi trường thiếu không khí khi đó giun sẽ chết hoặc bỏ đi.
Sau khi cho trùn ăn xong bạn nên nhớ che phủ lưới đen lên bề mặt để môi trường sống của giun được tối và giữ ẩm giúp giun phát triển tốt.
Sau khoảng 2-3 ngày kiểm tra và quan sát nếu thấy trên bề mặt hết phân tươi có nghĩa là trùn đã ăn hết thì tiến hành cho ăn lần tiếp theo. Nếu trùn chưa ăn hết thì đợi thêm đến khi nào trùn ăn hết mới cho ăn đợt mới.
Cách cho trùn quế ăn khô trên bề mặt
Dùng xẻng dải đều đều phân tươi (không cần ngâm nước) trên bề mặt, cũng dải lựa những khoảng trống để môi trường trùn được thông thoáng. Sau khi dải phân xong thì dùng vòi nước tưới qua để cho phân mềm và tăng độ ẩm luống nuôi giúp trùn ăn dễ hơn. Và cuối cùng che phủ lưới đen bề mặt nữa là xong.
Kỹ thuật cho trùn quế ăn khô trên bề mặt là cách làm đơn giản nhất, ít tốn thời gian nhất. Tuy nhiên như vậy thì hiệu quả phát triển của trùn sẽ không bằng phương pháp cho ăn ướt bên trên được. Kỹ thuật nuôi trùn quế này phù hợp với những người có ít thời gian mà vẫn nuôi được diện tích nhiều.
Cách kiểm tra trùn ăn hết hay chưa để cho ăn lần tiếp theo cũng tương tự cách bên trên.
Kỹ thuật nuôi trùn quế ăn chìm
Ăn chìm nghĩa là đưa thức ăn sâu xuống phía dưới.
Tiến hành thực hiện: Dùng tay hoặc xẻng tạo thành những rãnh trong luống nuôi trùn, khảng cách mỗi rãnh tầm 30-40cm. Sau đó múc phân đã ngâm trong bể tưới đầy vào nhũng rãnh vừa mới tạo ra và tiến hành đạy lưới đen che phủ bề mặt là xong.
Cách làm này cũng gần tương tự như cách cho trùn quế ăn loãng nổi trên bề mặt. Tuy nhiên làm theo cách này thì mỗi lần cho ăn sẽ đưa được nhiều thức ăn cho trùn hơn, điều này có nghĩa lâu phải cho trùn ăn lần tiếp theo hơn. Tuy nhiên cách làm này nó cũng có phần hạn chế là khó kiểm tra xem trùn đã ăn hết hay chưa vì lượng phân nhiều và ở dưới. Thêm nữa do lượng phân đưa vào nhiều cũng làm sinh nhiệt nóng torng môi trường sống của trùn làm cho trùn phát triển kém hơn so với ăn nổi trên bề mặt.
Kết lại:
Nếu sét về hiệu quả năng suất nuôi trùn thì cách cho trùn ăn loãng nổi trên bề mặt là lựa chọn tốt nhất.
==> Hiện nay trại giun quế Ba Vì chúng tôi đang hỗ trợ kỹ thuật nuôi trùn quế cho rất nhiều bà con khắp các tỉnh thành. Mọi người có nhu cầu nuôi trùn quế vui lòng liên hệ ĐT/Zalo 0987.450.877 – 0989.890.490 để được tư vấn chi tiết.
Kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng trong môi trường nuôi trùn quế
Việc kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng trong môi trường nuôi trùn quế là rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi trùn quế. Chính vì vậy chúng ta cần phải làm thường xuyên để điều tiết phù hợp và kịp thời cho trùn.
Độ ẩm: Đối với trùn quế thuần thì độ ẩm khoảng 70%-80% là phù hợp. Còn trùn quế lai thì cần độ ẩm cao hơn khoảng 80%-90%. Khoảng 2-3 ngày nên kiểm tra 1 lần.
Cách kiểm tra độ ẩm
Nếu có thiết bị đo độ ẩm là chính xác nhất, còn không thì có thể cảm nhận bằng tay và bằng mắt. Dùng tay bốc nắm sinh khối trên bề mặt luống nuôi trùn rồi bóp nhè nhẹ nếu thấy nước hơi rỉ ra kẽ các ngón tay là vừa. Nếu không có nước rỉ ra và khi nhả tay ra sinh khối vỡ ra thì có nghĩa là thiếu độ ẩm cần phải tưới nước. Nếu nước rỉ ra các kẽ ngón tay quá nhiều thì có nghĩa là thừa độ ẩm. Cần phải xới đảo nhẹ nhàng sinh khối trên bề mặt và bỏ tấm lưới đen che bề mặt để cho hơi nước thoát nhanh.
Nhiệt độ
Nhiêt độ phù hợp nhất để trùn quế phát triển là ở trong dải từ 18-30 độ C. Do vậy ở Miền bắc trùn quế phát triển rất mạnh vào mùa thu và mùa xuân. Mọi người chú ý để có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ vào mùa hè và mùa đông.
Mùa hè mọi người có thể dùng bèo tây hoặc rơm rác mục để phủ lên bề mặt luống nuôi. Hoặc dùng máy phun sương tưới. Hoặc làm thêm cái dàn bầu, mướp bên trên mái thì vô cùng hiệu quả.
Mùa đông thì mọi người chú ý che chắn xung quanh chuồng nuôi để hạn chế gió lùa. Che phủ bề mặt để giữ ẩm và giữ ấm.
Ánh sáng
trùn quế rất ưu bóng tối, bà con che chắn chuồng nuôi càng tối càng tốt. Lưu ý là vẫn phải để cho thông thoáng nhé.
Kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng tốt là thành công được 50% kỹ thuật nuôi trùn quế rồi cả nhà nhé!
Bảo vệ thiên địch gây hại cho trùn quế
Nuôi trùn quế với diện tích đại chà thì ít khi thấy thiên địch. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu nuôi và với diện tích nhỏ thì lại rất thu hút thiên địch gây hại như dế chũi, kiến, chuột, cóc… Do vậy mọi người mới nuôi cần chú ý nhé.
Nếu phát hiện trong luống nuôi có dế thì mua loại thuốc Regent trộn với cám rang bỏ vào bát hoặc khay để vào luống nuôi là hết. Với kiến thì đơn giản chỉ cần bỏ lưới che phủ rồi tưới nước là hết. Chuột với cóc thì nên đánh bắt thường xuyên mới hết được, nhất là cóc vào mùa mưa rất nhiều.
Kỹ thuật thu hoạch trùn thịt
Thời gian để thu hạch được trùn thịt là khảng 40-45 ngày kể từ khi thả giống. Thời gian mang tính tương đối, thực tế còn tùy thuộc vào thời tiết, như mùa xuân và mùa thu thời tiết thuận lợi thì thời gian thu hoạch có thể sớm hơn.
Bước đầu tiên là trước khí thu hoạch 1 ngày bạn nên cho trùn ăn thật loãng trền bề mặt, việc làm này là để nhử trùn lên trên bề mặt và chúng ta bắt được nhiều nhất.
Tiến hành thu hoạch:
Bước 1: dùng tay hoặc xẻng lấy phần trên khoảng 5-7cm trên bề mặt chỗ buổi trước cho trùn ăn (nơi tập trung nhiều trùn nhất) ra ngoài nơi có ánh sáng tốt.
Bước 2: Đợi khảng 5 phút để trùn chui xuống dưới và dùng tay gạt lớp phân bên trên trở lại luống nuôi trùn. Việc làm này làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi hết phân và chỉ còn lại mỗi trùn là xong.
Khi thu họach xong trong luống nuôi sẽ còn số ít trùn và trúng kén và chúng ta tiếp tục cho ăn để trùn sinh sản và phát triển tiếp. Như vậy là việc thu hoạch trùn thịt đã xong.
Lưu ý:
Thời gian thu hoạch đẹp nhất trong ngày là vào buổii sáng sớm trời mát trùn còn tập trung nhiều trên bề mặt.
Kỹ thuật thu hoạch phân trùn quế
Nuôi trùn bao lâu thì thu được phân trùn quế? Thời gian để thu được phân trùn sẽ lâu hơn thu trùn thịt. Trung bình tính từ khi thả giống đến khi thu hoạch phân là khoảng 3-6 tháng. Bởi vì trùn cần có thời gian để ăn và thải ra phân.
Tiến hành thu phân:
Cũng giống như thu trùn thịt thi trước khi thu phân trùn cũng cần làm một bước đó là nhử trùn lên trên bề mặt.
Bước 1: dùng xẻng gạt phần sinh khối khoảng 5-7cm trên bề mặt riêng ra một nởi khác.
Bước 2: xúc toàn bộ phân trùn và chuyển về nhà kho để giảm ẩm, hoặc có thể đem bón cây trực tiếp phân trùn quế tươi này cũng rất tốt.
Bước 3: Sau khi lấy hết phân ra rồi quay trở lại thả giống trùn trở lại và tiếp tục chăm sóc cho trùn ăn lượt mới.
Chỉ đơn giản như vậy là đã thu hoạch phân trùn quế xong rồi.
Luu ý:
Cần khai thác phân trùn quế định kỳ để luống nuôi trùn quế được thông thoáng, đảm bảo trùn phát triển tốt nhất.
Trên đây là nhũng hướng dẫn chi tiết hết sức căn bản về kỹ thuật nuôi trùn quế. Hy vọng đọc đến đây bạn đã áp dụng vào việc triển khai thực tế ngon lành rồi.
Chúc mọị người nuôi trùn quế thành công!
==> Bà con có nhu cầu mua trùn quế giống hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi trùn quế vui lòng liên hệ ĐT/Zalo 0987.450.877 – 0989.890.490 để được tư vấn chi tiết.
TRẠI GIUN QUẾ BA VÌ
Email: giunquebavi@gmail.com – Website:giunquebavi.com
Cơ sở 1: xóm 6, xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0987 450 877 (anh Nam)
Cơ sở 2: thôn Cẩm Thủy (Suối Hai), xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0989 890 490 (chị Dương)
Rất chi tiết và dễ hiểu